25/09/2018
Thành tựu
Giám đốc Khuất Thị Hải Oanh được nhận giải thưởng Dedonder Clayton năm 2014
Giám đốc Khuất Thị Hải Oanh được nhận giải thưởng Dedonder Clayton năm 2014

Giải thưởng Dedonder Clayton năm 2014 được trao cho Bà Khuất Thị Hải Oanh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng vì sự tham gia và tính độc đáo của đề xuất của bà  “Không ai bị bỏ lại phía sau – Hiểu nguy cơ và gánh nặng của HIV và các cách tiếp cận trong nhóm thiếu niên thiệt thòi nhất tại Việt Nam”.

Giải thưởng Dedonder Clayton vinh danh các nhà khoa học tại Châu Phi và Châu Á với nghiên cứu xuất sắc có quyết định tới tiến bộ trong y tế công cộng, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm liên quan. Giải thưởng này, với số tiền thưởng là $46,000, cho phép hỗ trợ các công trình khoa học của đội ngũ người được giải.

Giải thưởng này được trao bởi Giáo sư Christian Brechot, Chủ tịch của Viện Pasteur và Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi, giải Nobel Y học năm 2008, và đại diện ủy ban của Mạng lưới Pasteur Quốc tế và Viện nghiên cứu quốc gia của Pháp về AIDS và viêm gan siêu vi (ANRS).





Thư xác nhận giải thưởng và website của giải thưởng Dedonder Clayton.


Dưới đây là Thư thể hiện mong muốn của Bà Khuất Thị Hải Oanh

Không ai bị bỏ lại phía sau – Hiểu nguy cơ và gánh nặng của HIV và các cách tiếp cận trong nhóm thiếu niên thiệt thòi nhất tại Việt Nam

Vấn đề
Nghiên cứu này hướng tới 2 nhóm thiếu niên bị gạt ra ngoài lề nhất (tuổi 12 tới 16): những thiếu niên có vấn đề với pháp luật, và thiếu niên là con của người mại dâm, người sử dụng ma túy và tù nhân. Những thiếu niên này bị kỳ thị nặng nề và dễ bị tổn thương về rất nhiều mặt. Các em cũng có nhiều khả năng để có người thân (cha mẹ, người chăm sóc, anh em, bạn trai/bạn gái…) có HIV hoặc có nguy cơ cao nhiễm HIV. Tuy nhiên, như với các chương trình xã hội khác, chương trình HIV thường xem nhẹ nhu cầu của các em, làm các em bị ở bên lề của các ứng phó.

Mục tiêu
Dự án nghiên cứu này, kết hợp các phương pháp định lượng và định tính với sự tham gia tích cực của các thiếu niên với các mục tiêu sau:
1.     Hiểu nguy cơ và các yếu tố bảo vệ với lây nhiễm HIV trong các nhóm thiếu niên thiệt thòi khác nhau.
2.     Đánh giá gánh nặng HIV trong nhóm thiếu niên thiệt thòi, bao gồm gánh nặng của HIV hoặc có người thân có HIV lên sức khỏe của các em. 
3.     Xác định các phương pháp có liên quan để giải quyết nguy cơ HIV và giảm gánh nặng HIV trong nhóm dân cư đặc biệt này.

Đầu ra dự kiến
1.     Hành vi nguy cơ liên quan tới HIV trong nhóm thiếu niên có vấn đề với pháp luật và nhóm trẻ em của người sử dụng ma túy, người mại dâm và tù nhân.
2.     Xác định nguy cơ lớn nhất và các yếu tố bảo vệ cho hành vi nguy cơ liên quan tới HIV trong nhóm trẻ em này.
3.     Đánh giá gánh nặng thể chất, tâm lý, xã hội, kinh tế của HIV trong nhóm trẻ có HIV.
4.     Đánh giá gánh nặng thể chất, tâm lý, xã hội, kinh tế của việc có người thân có HIV.
5.     Xác định các cách tiếp cận chính để phòng, tránh HIV trong nhóm thiếu niên này.
6.     Xác định các cách tiếp cận chính để giải quyết các nhu cầu của những trẻ em có HIV và những trẻ em có người thân có HIV.
7.     Kết quả của nghiên cứu sẽ được công bố trong các tài liệu chuyên khảo và tập san và được trình bày tại các hội thảo liên quan. Chúng tôi cũng có kế hoạch để tổ chức các hội thảo với các bên liên quan tại Việt Nam để thảo luận tính dễ bị tổn thương với HIV và các phương pháp can thiệp với những trẻ em đặc biệt này.

Đề xuất thành viên nhóm nghiên cứu 
Nghiên cứu viên chính:

  • Bác sỹ, thạc sỹ  Khuất Thị Hải Oanh, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng. 
  • Giáo sư Robert Heimer, Nhà dịch tễ học, Trung tâm nghiên cứu liên ngành về AIDS, Trường Y tế công cộng, Đại học Yale.

Thành viên nhóm

  • Phó giáo sư Phillip Harris, Tội phạm vị thành niên, Khoa tư pháp hình sự, Đại học Temple
  • Lâm Tiến Dũng, Khoa tội phạm học, Học viện cảnh sát nhân dân, Việt Nam
  • Bùi Kim Phương, cán bộ tâm lý, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng. 
  • Giáo sư, tiến sỹ Daniele Belanger,  Khoa xã hội học, Đại học Laval, Quebec, Canada 

Các mốc kết quả

  • Xây dựng và thông qua nguyên tắc, hoàn tất thu thập dữ liệu: 31/12/2015
  • Công bố tài liệu chuyên khảo, nộp bản tóm tắt, nộp bài viết đầu tiên, tổ chức hội thảo: 31/12/ 2016

Ngân sách dự kiến: 45,000 Euros