SCDI Center for Community Development Initiatives

NEWS

OUR WORKS

DONORS

REGISTER

We will send you the most up-to-date information for your specific help to vulnerable groups

Operational area

Hội thảo khoa học chuyên ngành truyền nhiễm - HIV/AIDS Hà Nội 2016

Sept. 19, 2018

Sáng ngày 24/8/2016, Chi hội truyền nhiễm – HIV/AIDS Hà Nội, phối hợp với bệnh viện đa khoa Đống Đa đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên ngành về truyền nhiễm – HIV/AIDS tại Nhà khách 99 Lê Duẩn, Hà Nội. Tham dự hội thảo có các đại biểu bao gồm các bác sĩ, cán bộ khoa từ các bệnh viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm như bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung Ương, bệnh viện Quân y 103, bệnh viện đa khoa Đống Đa, các trung tâm y tế, hội viên chi hội truyền nhiễm HIV/AIDS, đại diện các công ty dược phẩm, các nhà tài trợ và các cơ quan truyền thông giáo dục sức khỏe tại Hà Nội.

Phát biểu trong phần khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Vân, chi hội trưởng chi hội truyền nhiễm – HIV/AIDS Hà Nội, phó giám đốc bệnh viện đa khoa Đống Đa đã phát biểu về lịch sử thành lập và thành tựu phát triển của chi h���i. Từ ngày thành lập, chi hội Hà Nội đã đóng vai trò tiên phong trong việc phát hiện các ca bệnh truyền nhiễm, mở rộng mạng lưới trên cả nước. Hiện nay cả nước đã có 19 chi hội với 4200 hội viên, chi hội mới nhất tại Khánh Hòa là cơ sở đầu tiên đã phát hiện ra ca lây nhiễm Zika tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng giúp nâng cao uy tín ngành truyền nhiễm và là cơ sở cho những đóng góp tương lai của ngành. Ngoài ra PGS-TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc BV bệnh NĐ TW sẽ vinh dự được nhận chức danh Giáo sư đại học Oxford, Anh Quốc vì những cống hiến trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Phần tiếp theo của hội thảo là những báo cáo khoa học trong những lĩnh vực quan trọng của bệnh truyền nhiễm hiện nay :

  • Tình hình kháng KS tại Việt Nam và chiến lược ngăn chặn
  • Các xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh truyền nhiễm
  • Nghiên cứu về một trường hợp bệnh nhân tại bệnh viện Xanh Pôn : Viêm màng não
  • Cập nhật quản lý và điều trị bệnh nhân đồng nhiễm HCV/HIV

Các báo cáo khoa học đã nêu lên vấn đề hiện nay trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam : đó là tình trạng kháng kháng sinh đã tăng đáng kể trong nhiều năm gần đây (59,8% - cao hơn tỷ lệ 25,9% của Slovakia – quốc gia có tỷ lệ KKS cao nhất châu Âu). Nguyên nhân là do việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong 2 lĩnh cực trọng yếu là y tế và chăn nuôi. Sự phối hợp giữa bộ y tế, Nông nghiệp và Tài nguyên & môi trường còn yếu khiến việc nhận thức và công tác kiểm soát còn nhiều bất cập, thiếu phương tiện, quy trình xét nghiệm vi sinh chuẩn hóa áp dụng trên toàn quốc v.v...
 


Ảnh: Thạc sĩ Cao Thanh Thủy đang trình bày về tình hình quản lý và điều trị bệnh nhân đồng nhiễm HCV/HIV
 

Ngoài ra, trong báo cáo của thạc sĩ Cao Thanh Thủy tại CHAI, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với tình hình tỷ lệ tử vong do đồng nhiễm HIV/HCV tăng cao : trong đó mặc dù các virus truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, lao, HBV đã giảm dần trong những năm gần đây nhưng chủng virus HCV lại tăng lên, và các bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ đồng nhiễm virus HCV và đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn từ virus này. Báo cáo đã tóm tắt về tình hình quản lý và điều trị các bệnh nhân đồng nhiễm HCV/HCV và đòi hỏi tiếp tục giám sát trong thời gian tới. Các báo cáo khoa học còn lại đã đem đến những cập nhật về các xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch sử dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh truyền nhiễm, các tình trạng kháng kháng sinh của các chủng khuẩn cầu vàng đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức tạp hơn và cuối cùng là báo cáo về tình hình đáp ứng của các phác đồ điều trị HIV/AIDS tại bệnh viện Đống Đa cùng cập nhật các phác đồ điều trị mới hiệu quả hơn.

Đây là hội thảo thứ 2 được tổ chức bởi chi hội truyền nhiễm – HIV/AIDS Hà Nội. Hội thảo đã đem đến những thông tin và báo cáo khoa học cập nhật đến các chuyên gia trong ngành truyền nhiễm về tình hình phát hiện, chẩn đoán và phương án điều trị bệnh truyền nhiễm trong các bệnh viện đầu ngành của cả nước. Để thực hiện hiệu quả công tác điều trị bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới, trong bối cảnh các chủng vi khuẩn, virus diễn biến theo chiều hướng phức tạp và kháng kháng sinh nhiều hơn, các cơ sở y tế tại Việt Nam cần « sử dụng kháng sinh hợp lý, có tư vấn chuyên môn về y khoa ; nâng cao công tác phòng, chẩn đoán và điều trị ; phòng ngừa hiệu quả việc lây truyền của các bệnh truyền nhiễm để kiểm soát tốt các dịch bệnh, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ như dịch sởi bùng phát tại BV Nhi Trung ương vào tháng 4 năm 2014.

Regis
Ter 

Updated information on our work in changing lives of marginalized communities