SCDI Center for Community Development Initiatives

NEWS

OUR WORKS

DONORS

REGISTER

We will send you the most up-to-date information for your specific help to vulnerable groups

Operational area

Ngày Viêm gan thế giới 28.07.2017 và tình hình tại Việt Nam

Sept. 10, 2018

Nhân ngày Viên gan thế giới 28/07/2017, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khẳng định lại mục tiêu phát triển bền vững: "Đến năm 2030, kết thúc dịch AIDS, lao, sốt rết và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và đánh bại viêm gan, các bệnh lây qua đường tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm khác."

Tỷ lệ tử vong do viêm gan đang tăng lên, trong khi tử vong do HIV/AIDS, sốt rét và lao đang giảm đi. Trong 5 loại viêm gan chính A, B, C, D và E, viêm gan B và C dẫn tới bệnh gan mạn tính; nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan thường gặp nhất. Viêm gan vi rút là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam, gánh nặng bệnh tật của nhiễm viêm gan B và C là rất cao tại Việt Nam. Theo báo cáo phântích của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, ước tính có 7,8 triệu trường hợp nhiễm viêm gan B (HBV) mãn tính và 991.000 trường hợp có vi rút viêm gan C (HCV) trong máu trong năm 2017. 

Hằng trăm nghìn người nhiễm Viêm gan C không có khả năng tiếp cận điều trị 
Viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm nhưng diễn tiến vô cùng thầm lặng, với đường lây nhiễm chính là tiêm chích ma túy, với tỷ lệ 70-90% nhiễm HCV ở người tiêm chích ma túy, 30-40% trong nhóm người nhiễm HIV. 

Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 150 triệu người đang mắc bệnh viêm gan C mạn tính và mỗi năm có thêm 3-4 triệu ca nhiễm mới và 700.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến Viêm gan C như xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan (WHO 2016). 

Việc điều trị HCV với các thuốc kháng vi rút trực tiếp mới (DAAs) có tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%, với chi phí thấp hơn thuốc cũ là Interferon, nhưng DAAs chưa được chi trả qua BHYT và hầu hết chưa được đăng ký tại Việt Nam, khiến cho giá thành vẫn cao và vượt quá khả năng chi trả của người bệnh. Theo số liệu từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trung bình chi phí cho 1 lộ trình điều trị DAAs 3 tháng là khoảng 45 triệu đồng. Trong khi đó, theo khảo sát năm 2014 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chỉ khoảng 10% bệnh nhân VGC sẵn sàng chi trả trên 10 triệu đồng/ tháng cho điều trị, nghĩa là 90% bệnh nhân không có khả năng tiếp cận điều trị.

Theo báo cáo của Bộ y tế, trong số tổng 991.150 người nhiễm HCV, mới chỉ có 4.500 người được điều trị. Đây là thách thức lớn trong việc hỗ trợ, chăm sóc và điều trị cho người bệnh nhiễm HCV.

Bên cạnh đó, việc không có đăng ký lưu hành thuốc DAAs không chỉ làm cho thuốc không được BHYT chi trả mà còn hạn chế sự có mặt của thuốc ở trên thị trường, hạn chế sự cạnh tranh, khiến cho giá thành cao hơn.

Do vậy, nếu Bộ Y tế đẩy nhanh việc cấp đăng ký lưu hành thuốc ở Việt Nam, đưa thuốc mới vào danh mục được BHYT chi trả với tỷ lệ chi trả hợp lý và dẫn đầu trong việc thương thảo giảm giá thuốc, thì hàng trăm nghìn người bệnh có thể được cứu. Bấm vào đây để biết thêm chi tiết về tình hình điều trị HCV tại Việt Nam - báo cáo do chương trình Sức khỏe tại SCDI thực hiện.

Mít tinh hưởng ứng ngày Viêm gan thế giới 28/7/2017
Nhân ngày Viêm gan thế giới 28/7/2017, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày viêm gan thế giới tại khách sạn La Thành, số 226 Vạn Phúc, Liễu Giai, Hà Nội.
 


Ảnh: TS. Masaya Kato từ WHO 


Mở đầu mít tinh, TS. Masaya Kato từ WHO đã cập nhật tình hình toàn cầu và Việt Nam: cơ hội và thách thức trong mục tiêu loại bỏ viêm gan vi rút vào năm 2030, trong đó các mô hình ước tính dự báo gánh nặng của HBV, HCV, cũng như các kịch bản về chính sách đã được nghiên cứu để mở rộng xét nghiệm và điều trị HBV, HCV, giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, không những thế, chi phí còn giảm với hiệu quả cao trong tương lai.
 


Ảnh: PGS.TS. Nguyễn Văn Kính tại BV bệnh nhiệt đới TW phát biểu tại mít tinh


PGS. TS. Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát biểu về thực trạng, thách thức trong chẩn đoàn, điều trị và dự phòng HBV và HCV tại Việt Nam và đưa ra giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận điều trị, trong đó cần nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua truyền thông, nâng cao nâng lực các tuyến trong chẩn đoàn và điều trị; tăng cường hợp tác quốc tế; và quan trọng nhất là chính sách cần thúc đẩy và hỗ trợ đăng ký các thuốc mới có hiệu quả cao. 

Việc triển khai dự án “Hỗ trợ, chăm sóc và điều trị cho người bệnh viêm gan vi rút C” do Bộ Y tế phê duyệt, phối hợp với Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton (CHAI) ngày 25/7/2017, với mục tiêu tăng cường tiếp cận điều trị cho người bệnh HCV, thực hiện mô hình phân cấp điều trị xuống cấp tỉnh, huyện, là dấu hiệu đáng mừng, hứa hẹn sớm giảm giá thành thuốc, đưa DAAs vào danh mục BHYT. 

Bế mac buổi mít tinh, lãnh đạo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới kết luận: Cộng đồng và quốc gia cần nâng cao nhận thức phòng tránh Viêm gan vi rút, tăng cường hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Viêm gan vi rút, hướng tới mục tiêu loại trừ viêm gan đến năm 2030.
 
Tin tức truyền thông nhân dịp ngày Viêm gan thế giới:
- Video Chuyển động 24h về sự kiện mít tinh và phỏng vấn nhân vật, từ phút 03:48 đến 06:39: http://vtv.vn/video/chuyen-dong-24h-toi-28-7-2017-236684.htm 
- Video ngắn Chuyển động 24h cùng ngày: https://www.youtube.com/watch?v=h17ZfRiWk_I

 

 

Vân Anh 

Regis
Ter 

Updated information on our work in changing lives of marginalized communities