Operational area
Quản trị hệ thống Ban biên tập Bài viết Articles Section Chuyên mục CMS Các đối tác Filer Gắn thẻ Liên hệ Scdi_Organizational Scdi_Organizer Slide Trình đơn Xác thực và ủy quyền User Picture Quản Trị Viên Trần Trang chủ › Bài viết
Sept. 19, 2018
Một Hội nghị mở đầu cho hướng xử lý mới về mặt pháp lý cho người sử dụng ma túy đã được tổ chức trong hai ngày 5 và 6/1/2017 tại Bangkok, Thái Lan với tên gọi "Hội nghị Giáo dục về ma túy (Methamphetamine): Kỹ năng xã hội về giảm tác hại".
Các cơ quan phối hợp tổ chức bao gồm Tòa án Tối cao, cơ quan kiểm soát ma túy quốc gia, Trung tâm xúc tiến sức khỏe Thái, Tập đoàn quốc tế về chính sách ma túy (IDPC), Trung tâm điều trị lạm dụng ma túy phía Bắc và khoa Dược Đại học Chiang Mai, Thái Lan. Thành phần tham gia khoảng 300 đại biểu, bao gồm cán bộ các cơ quan tham gia tổ chức và các vụ, ban của Bộ Y tế, giáo sư Carl Hart Đại học Columbia Hoa Kỳ, một số trường đại học và NGOs Thái Lan, UNODC khu vực Đông Nam Á, SAMHSA và đại diện từ SCDI Việt Nam.
Ảnh Hội nghị (Nguồn: IDPC)
Ảnh Ban tổ chức Hội nghị, trong đó có giáo sư Carl Hart Đại học Columbia Hoa Kỳ (Nguồn: IDPC)
Tại Hội nghị, 15 bài phát biểu đã được trình bày và tiếp thu được nhiều ý kiến bình luận của các đại diện các cơ quan liên quan, trong đó các nội dung chính tập trung quanh việc Thái Lan thay đổi chính sách theo hướng phi hình sự hóa để không xử lý hình sự với người tiêu thụ ma túy cho mục đích sử dụng của cá nhân, chính sách xử phạt ma túy hiện nay dường như áp dụng cho tất cả người sử dụng ma túy (SDMT), trong khi chỉ có 10% là có vấn đề nghiêm trọng với ma túy và ảnh hưởng đến xã hội. Việc phi hình sự hóa này là một quá trình nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các biện pháp giảm hại, điều trị và phục hồi, giảm chi phí cho cơ quan tòa án và chi phí giam giữ, tăng cường cơ hội có một cuộc sống tốt hơn cho người SDMT.
Để lấp các khoảng trống hiện nay trong pháp luật về ma túy và hiện thực hóa quá trình thay đổi chính sách, trước hết nhận thức của xã hội về ma túy cần được tăng cường, trong đó việc giáo dục vô cùng quan trọng. Luật phòng chống và kiểm soát ma túy của Thái Lan đang được sửa đổi, trong đó Luật đề cao vai trò giáo dục trong trường học, thúc đẩy tăng cường các kết nối gia đình, xã hội, kết nối cộng đồng nhằm đề phòng SDMT. Giáo dục ma túy bao gồm các kỹ năng xã hội cho giảm tác hại thay vì kết tội và bỏ tù. Các biện pháp giáo dục, giảm tác hại, điều trị và thi hành pháp luật cần được thực hiện cân bằng và song song.
Ảnh: Trình bày của Pasca Tanguay và Verapun Ngammee đến từ IDPC về đánh giá khả năng áp dụng của việc xóa bỏ hình sự hóa dựa trên bằng chứng và bài học kinh nghiệm từ 5 nước châu Âu (Nguồn: IDPC)
Để đem đến kinh nghiệm cho Thái Lan, cán bộ đến từ Hiệp hội quốc tế về chính sách ma túy (IDPC) đã trình bày đánh giá khả năng áp dụng của việc xóa bỏ hình sự hóa dựa trên bằng chứng và bài học kinh nghiệm từ châu Âu, cụ thể tại 5 nước: Tiệp Khắc, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ kỳ và Thụy Sĩ. Tại đây mô hình chính sách kiểm soát ma túy bao gồm 4 trụ cột dựa trên phân khúc các nhóm dân số và hành vi nhằm tối đa hóa tác động của phương án: phòng ngừa, giảm tác hại, điều trị, thi hành pháp luật.
Trụ cột | Nhóm dân số | Hành vi |
Phòng ngừa |
Trẻ em và người trẻ tuổi | Bắt đầu |
Giảm tác hại |
Người sử dụng và tiêm chích | Hậu quả bất lợi do SDMT |
Điều trị | Người phụ thuộc và người có vấn đề với ma túy |
Sự phụ thuộc vào ma túy |
Thi hành pháp luật |
Kẻ sản xuất, kẻ buôn bán, kẻ phân phối ma túy |
Sản xuất, phân phối và buôn bán ma túy |
Các bộ ngành, các cơ quan liên quan của Thái Lan đã đạt được sự đồng thuận cao về sự cần thiết phải đổi mới chính sách phi hình sự hóa việc sử dụng ma túy với các bài học được rút ra từ quá trình thực hiện chính sách và tham khảo các bằng chứng thực tiễn từ các nước trên. Mô hình phi hình sự hóa đang được xây dựng ở Thái Lan cũng nhất quán với các khuyến nghị của Liên hiệp quốc cũng như các bằng chứng thực tiễn được cung cấp và các ý kiến của địa biểu từ các vị trí khác nhau thuộc các bộ ngành liên quan.
Sự thay đổi trong chính sách ma túy ở Thái Lan có sự vào cuộc chặt chẽ từ cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan cảnh sát, tòa án, bộ y tế, các trường đại học và các cơ sở điều trị.
Từ Hội nghị Giáo dục ma túy, SCDI đề xuất phương án phối hợp với các bộ ngành liên quan và lồng ghép trong các Hội thảo, các cuộc họp để trình bày, trao đổi, vận động cho chính sách phi hình sự hóa việc sử dụng, tiêu thụ ma túy; phổ biến các tài liệu quốc tế và các bài học kinh nghiệm từ các nước, các nghiên cứu về chính sách phi hình sự hóa để thúc đẩy đổi mới chính sách kiểm soát ma túy ở Việt Nam.
Mời tải báo cáo chi tiết tại đây.
Thực hiện:
Đỗ Thị Ninh Xuân