SCDI Center for Community Development Initiatives

NEWS

OUR WORKS

DONORS

REGISTER

We will send you the most up-to-date information for your specific help to vulnerable groups

Operational area

Tọa đàm “Hiểm họa của ma túy và hành động của chúng ta”

Sept. 19, 2018

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) và Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy (26/6), Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức Tọa đàm “Hiểm họa của ma túy và hành động của chúng ta” ngày 14/6/2017, tại trụ sở của Bộ, số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với sự có mặt của Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Nguyễn Xuân Lập, Phó Cục trưởng Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Lê Văn Khánh từ Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và lãnh đạo, cán bộ tại SCDI, tọa đàm đã thu hút hơn 50 nhà báo, từ các cơ quan báo chí trên cả nước đến tham gia thảo luật về vấn đề đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam; một số phương pháp điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy và vai trò của nhóm đồng đẳng trong việc tiếp cận, hỗ trợ điều trị cho người nghiện ma túy tại cộng đồng.
 


Ảnh: Ông David Koh; chủ tich Hội đồng SCDI; chị Nguyễn Hoài Hương và chị Lê Thị Thanh Hà, phó Giám đốc SCDI


Trong tháng hành động về ma túy này, đã có một loạt các hoạt động được triển khai như triển lãm ảnh phối hợp giữa BLĐTBXH, Bộ Công an, meeting ở Bắc Giang cùng với việc tổ chức một chuỗi hoạt động truyền thông nhân ngày Quốc tế phòng, chống ma túy.

Trước thực trạng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (trên 90%) sau khi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở từ 1-2 năm; số người nghiện không ngừng gia tăng bình quân năm sau cao hơn năm trước khoảng 6-8%; cũng như việc nhiều loại ma túy mới được đưa vào sử dụng tại như ATS, cỏ mỹ, tem cười…, việc cai nghiện ma túy cần được thay đổi về nền tảng, kết hợp với việc nâng cao công tác điều trị nghiện cùng với vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc giúp đỡ người nghiện cai nghiện hiệu quả, hòa nhập xã hội, có sinh kế ổn định.

 “Các chuyên gia y tế hàng đầu đã chỉ ra nghiện là bệnh não bộ mãn tính, nhưng có thể cai nghiện được. Nhà báo cần nắm rõ vấn đề này.”
  

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, Bộ LĐTBXH
 


Ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu khai mạc Tọa đàm


Trong bài phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm đã nhấn mạnh: Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, việc thay đổi nhận thức về nghiện “hướng tới mục tiêu truyền thông đúng, truyền thông hiệu quả” là rất quan trọng. “Các chuyên gia y tế hàng đầu đã chỉ ra nghiện là bệnh não bộ mãn tính, nhưng có thể cai nghiện được. Nhà báo cần nắm rõ vấn đề này.” Tại đây, vai trò của SCDI là vô cùng có ý nghĩa khi đã cung cấp các nghiên cứu, không chỉ về khoa học nghiện và còn nhiều vấn đề khác nữa, để Bộ có được những bằng chứng, cơ sở để vận động chính sách.

Nhiều nhà báo đã đặt câu hỏi và được giải đáp thắc mắc, cũng như được cung cấp các tài liệu về khoa học nghiện, cùng lời khuyên giảm hại từ ma túy do SCDI biên soạn. Đây là cơ sở ban đầu nhằm nâng cao nhận thực của chính cộng đồng và xã hội về nghiện ma túy, tiến đên giảm kỳ thị, tăng các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nghiện, hướng đến mục tiêu giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép tại Việt Nam.
 


Ảnh: Ông Trần Quốc Thông - Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Khánh Hòa - trình bày về kinh nghiệm triển khai mô hình điều trị nghiện tại cộng đồng 
 

Mục tiêu là đến năm 2020, 94% tổng số người được cai nghiện, với phương pháp điều trị là tự nguyện. Những công tác cần được chú trọng trong thời gian tới là phát triển điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng nhằm tư vấn giúp người nghiện lựa chọn phương pháp điều trị nghiện thích hợp; tư vấn và hỗ trợ giúp người nghiện tuân thủ điều trị. Ngoài ra, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo về dự phòng và điều trị nghiện cũng cần được chú trọng, song song với việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình giám sát đánh giá công tác điều trị nghiện.
 


Ảnh: Nhà báo đặt câu hỏi tại tọa đàm về tính hiệu quả của cai nghiện tại cộng đồng so với cai nghiện tại trung tâm

 

Quan điểm của Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam, theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg:

- Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

- Thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị. Tăng dần điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng,giảm dần điều trị nghiện bắt buộc tại các Trung tâm với lộ trình phù hợp.

- Nhà nước đầu tư nguồn lực và có chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác dự phòng và điều trị nghiện; hỗ trợ điều trị nghiện cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

 


Các phóng sự tài liệu do SCDI thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế phòng chống ma túy (bấm vào tiêu đề để xem video):


Giấc mơ hồi sinh




Hiệp sĩ cứu sốc



Điều trị nghiện tại cộng đồng


 

 




Vân Anh

Regis
Ter 

Updated information on our work in changing lives of marginalized communities