Thư ngỏ Hội đồng Trung tâm
Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng trong khoảng hơn hai thập kỷ gần đây, góp phần đáng kể nâng cao đời sống của người dân. Số dân nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58% trong năm 1993 xuống 12% trong năm 2011; Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng từ 0.435 vào năm 1990 lên 0.593 (xếp hạng 128 trong nhóm nước phát triển trung bình) vào năm 2011. Việt Nam cũng là một quốc gia được công nhận đã đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc về xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng để lại phía sau những nhóm người không thể tận dụng các cơ hội mà điều này đem lại. Các tiểu chỉ số về phát triển xã hội như y tế và giáo dục, thuộc Chỉ số phát triển con người của Việt Nam, có mức tiến bộ thấp hơn. Còn rất nhiều việc cần làm để lấp đi những khoảng trống mà các nhóm yếu thế gặp phải.

Khi tăng trưởng kinh tế đi kèm với một tình hình quản trị chưa hoàn hảo, sự gia tăng của các nhóm yếu thế cũng thường diễn ra. Sẽ là lẽ tự nhiên khi muốn giúp đỡ các nhóm yếu thế bằng cách hỏi xem trách nhiệm thuộc về ai, tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì, sự giúp đỡ cụ thể cho các nhóm yếu thế là cấp bách và cần được đẩy mạnh trong khi các học giả và các nhà lập chính sách tranh luận để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về tính trách nhiệm.

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) muốn góp sức mình vào công cuộc này. SCDI tin tưởng rằng bản thân các nhóm yếu thế và cộng đồng xung quanh chính là những người có thể giúp đỡ những nhóm này một cách tốt nhất. Đây là lý do thành công của SCDI trong việc hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng được đánh dấu khi SCDI gieo mầm cho các sáng kiến phát triển bền vững trong các nhóm cộng đồng và có thể thu hút các nguồn lực từ nhiều nơi – bao gồm cả từ trong và ngoài nước.

SCDI đang trở thành chất xúc tác cho các sáng kiến phát triển cộng đồng cho các nhóm người dân cư dễ bị tổn thương ở Việt Nam. SCDI là đứa con tinh thần của một nhóm các nhân viên y tế - xã hội đang tìm cách để đối phó với các vấn đề mà các nhóm dễ bị tổn thương và bị lề hóa gặp phải thông qua làm việc với các nhóm cộng đồng. Khả năng để làm việc với các cơ quan chức năng của chính phủ đã được chứng minh qua các dự án đang diễn ra với sự tham gia của các bên liên quan và những người được hưởng lợi.

Hội đồng Trung tâm vinh dự được giám sát công việc của SCDI từ tháng 5 năm 2012. Nhóm quản lý của SCDI tin tưởng rằng Hội đồng Trung tâm với những cá nhân tâm huyết sẽ giúp kiện toàn SCDI trong các quyết định của mình về chiến lược, các chương trình, và cơ chế quản lý nội bộ. Hướng tới các mục tiêu đáng khen ngợi này và tập trung vào các nhóm yếu thế, Hội đồng Trung tâm sẽ nỗ lực để hỗ trợ Nhóm quản lý của SCDI với các hướng dẫn và lời khuyên kịp thời.

Hội đồng Trung tâm xin chúc SCDI một năm mới đầy thành công!
Tổng quan về SCDI
SCDI là một tổ chức khoa học công nghệ hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập bởi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hoạt động nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội.
 
Tầm nhìn
SCDI hướng tới một xã hội bao hàm vì chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người, trong một hành tinh mà con người sống hòa nhập với thiên nhiên.
Sứ mệnh
SCDI làm việc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường sự hòa nhập xã hội của các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Giá trị cốt lõi
01
HÒA NHẬP
Thấu cảm những giá trị, nhu cầu, mong muốn của mỗi cá nhân và đồng hành hướng tới thực hiện mong muốn của họ.
02
CHÍNH TRỰC
Đảm bảo sự uy tín và đáng tin cậy của tổ chức. Ý thức mạnh mẽ về việc đảm bảo các nguyên tắc và cam kết.
03
CHÚ TRỌNG VỀ CHẤT LƯỢNG
Nhất quán thiết lập và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của quy trình và kết quả đầu ra. Luôn hướng tới cải thiện công việc, quy trình và hệ thống.
04
QUÂN BÌNH & CÔNG BẰNG
Thực hành và khẳng định việc đối xử công bằng với tất cả mọi người, theo mọi giá trị và quyền bình đẳng vốn có.
05
PHẨM GIÁ
Hợp tác và làm việc trên tinh thần tôn trọng và bảo vệ phẩm giá, cũng như quyền của mỗi cá nhân.
06
HIỆU QUẢ
Thực hiện cam kết của các chương trình và dự án. Đạt được mục tiêu chiến lược với những tác động và kết quả có thể đo lường.
07
MINH BẠCH
Thực hiện trách nhiệm giải trình thông qua sự công khai về thông tin và các quyết định của tổ chức.
08
HỢP TÁC & CỘNG TÁC
Nỗ lực thấu hiểu, xác định vấn đề và nhu cầu thực tế của các thành viên và đối tác. Lập kế hoạch, thực hiện chương trình và hoạt động trên tiêu chí đảm bảo sự tham gia và hợp tác. Hành động với sự tôn trọng định hướng và cách tổ chức, quyền tự chủ và tự quyết của các nhóm cộng đồng và các đối tác.
09
HÀO PHÓNG
Chia sẻ thông tin và nguồn lực, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật bằng tất cả năng lực và sự tận tình để hỗ trợ củng cố hệ thống cộng đồng.