Cuộc hành trình học cách tự thương
Sức khỏe tâm thần, trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu có thể là những khái niệm không còn xa lạ. Nhưng để đặt trong mối quan hệ với việc sử dụng ma túy của những thanh thiếu niên độ tuổi 16-24, bạn đã bao giờ nghe về chúng chưa?
Nếu kiên nhẫn nhìn sâu vào câu chuyện của người trẻ ở độ tuổi đôi mươi sử dụng chất và đặt sang bên cạnh những ý nghĩ tiêu cực và kỳ thị, có thể ta sẽ thấy ở đâu đó những nỗi buồn ấu thơ, những chấp chơi của tuổi trẻ, những vụn vỡ của tình yêu hay gánh nặng mưu sinh. Liệu nỗi đau ấy sẽ như thế nào khi tất cả những gì chủ nhân của nó cảm thấy ở cuộc đời là định kiến, quay lưng, và vì sử dụng chất mà cuộc đời họ coi như chấm dứt.
Nếu kiên nhẫn nhìn sâu vào câu chuyện của người trẻ ở độ tuổi đôi mươi sử dụng chất và đặt sang bên cạnh những ý nghĩ tiêu cực và kỳ thị, có thể ta sẽ thấy ở đâu đó những nỗi buồn ấu thơ, những chấp chơi của tuổi trẻ, những vụn vỡ của tình yêu hay gánh nặng mưu sinh. Liệu nỗi đau ấy sẽ như thế nào khi tất cả những gì chủ nhân của nó cảm thấy ở cuộc đời là định kiến, quay lưng, và vì sử dụng chất mà cuộc đời họ coi như chấm dứt.
Những câu chuyện chỉ được sẻ chia, khi ta lắng nghe với sự chân thành và không phán xét
Buồn tủi
Tôi không có ý niệm gì về bố. Còn mẹ chỉ thực sự xuất hiện trong cuộc sống của tôi kể từ khi lên năm, sau khi bà trả xong món nợ án. Tôi chưa từng được đi học. Mối quan hệ xung quanh tôi chỉ có mẹ, hai anh trai, một chị gái. Nhưng không một ai trong số đó thực sự cần tôi.
“Nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao mình lại được sinh ra trên cuộc đời”
Tuổi thơ của anh chị em tôi thiếu vắng hình ảnh của bố mẹ. Bốn đứa trẻ nheo nhóc, như đám cỏ dại dựa vào nhau mà lớn lên. Không sự chỉ bảo, không ai quan tâm hay dạy dỗ, giữa chúng tôi đã có rất nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian ấy. Những ký ức kinh hãi luôn rõ mồn một bất kể thời gian trôi qua bao lâu. Một đứa trẻ con như tôi khao khát có được sự chở che của mẹ.
Nhưng khi bà ấy quay trở lại, sự thiếu thốn trong tôi cũng chẳng được lấp đầy. Tôi cảm thấy mẹ không yêu thương tôi. Tôi kể cho mẹ nghe những gì xảy ra khi bà vắng mặt, nhưng tất cả những gì bà ấy làm chỉ là bảo tôi giữ bí mật, không sẽ xấu mặt gia đình. Không một lời an ủi, không một câu bênh vực hay đòi lại công bằng cho tôi, dù chỉ trong phạm vi gia đình. Mẹ luôn dung túng cho anh chị. Tôi không phải con của mẹ ư? Tại sao mẹ lại đối xử với tôi như vậy?
Tôi ghét mẹ. Tôi làm những điều khiến mẹ tức giận. Tôi tìm đến ma túy, nương vào những cảm xúc phê pha ngắn ngủi mà nó mang lại để quên đi thực tại. Tôi “đi khách” ngay tại nhà, phần để “trả đũa” mẹ, phần để kiếm được tiền và rời khỏi nơi này càng nhanh và càng xa. Và bà đã tức giận thật. Bà đay nghiến và chì chiết tôi nhiều hơn. Bà nói “giá như không có đứa con là tôi”.
Nhưng khi bà ấy quay trở lại, sự thiếu thốn trong tôi cũng chẳng được lấp đầy. Tôi cảm thấy mẹ không yêu thương tôi. Tôi kể cho mẹ nghe những gì xảy ra khi bà vắng mặt, nhưng tất cả những gì bà ấy làm chỉ là bảo tôi giữ bí mật, không sẽ xấu mặt gia đình. Không một lời an ủi, không một câu bênh vực hay đòi lại công bằng cho tôi, dù chỉ trong phạm vi gia đình. Mẹ luôn dung túng cho anh chị. Tôi không phải con của mẹ ư? Tại sao mẹ lại đối xử với tôi như vậy?
Tôi ghét mẹ. Tôi làm những điều khiến mẹ tức giận. Tôi tìm đến ma túy, nương vào những cảm xúc phê pha ngắn ngủi mà nó mang lại để quên đi thực tại. Tôi “đi khách” ngay tại nhà, phần để “trả đũa” mẹ, phần để kiếm được tiền và rời khỏi nơi này càng nhanh và càng xa. Và bà đã tức giận thật. Bà đay nghiến và chì chiết tôi nhiều hơn. Bà nói “giá như không có đứa con là tôi”.
Cuộc chiến trong gia đình không ai là người chiến thắng. Thay vì hả hê, càng ngày, tôi càng đi sâu vào ngõ cụt.
Kiếm được tiền tôi liền chuyển ra khỏi nhà. Dù thực hiện được ước mơ rời khỏi mẹ, cảm giác hạnh phúc cũng chẳng xuất hiện. Ngược lại, việc nương nhờ vào sử dụng chất khiến tôi càng lệ thuộc, cuốn sâu hơn vào vòng xoáy luẩn quẩn mà nỗi đau thì vẫn hiện hữu. Tôi tiếp tục “hành nghề” để duy trì cuộc sống độc lập. Cái suy nghĩ được đến đâu hay đến đó và chẳng có gì để mất khiến tôi không có bất cứ khái niệm nào về việc bảo vệ bản thân. Cuộc đời của tôi cứ trôi đi trong ngông cuồng như vậy.
Chơi vơi
Ba má mình có 7 người con, mình là con thứ tư trong nhà. Ba mình đi bán vé số qua ngày. Má mình đi phu hồ, ngày có việc ngày không. Lúc không có việc thì má cũng đi bán vé số. Ba có bệnh về thần kinh, lúc uống thuốc vô thì tỉnh, lúc không uống thì bệnh tái phát. Anh ba của mình cũng bệnh giống ba. Nhưng đến mình thì không sao cả. Vì nhà khó khăn nên mình cũng đi làm từ sớm để phụ ba má.
Lần đầu tiên mình sử dụng đá là năm 13 tuổi. Hồi ấy nào biết đá là gì. Bạn bè rủ nên cũng ham vui và dùng thôi, thế rồi không dứt ra được. Lần đầu dùng mình thấy tỉnh táo lắm, cảm thấy người tràn đầy năng lượng.
Lần đầu tiên mình sử dụng đá là năm 13 tuổi. Hồi ấy nào biết đá là gì. Bạn bè rủ nên cũng ham vui và dùng thôi, thế rồi không dứt ra được. Lần đầu dùng mình thấy tỉnh táo lắm, cảm thấy người tràn đầy năng lượng.
Gia đình khó khăn, mình nghỉ học đi làm sớm để phụ ba má. Lần đầu tiên sử dụng nào biết đá là gì, ham vui nên dùng, thế rồi không dứt ra được...
Mình giấu gia đình việc mình sử dụng đá. Bốn đến năm năm liền mình sử dụng không ai phát hiện ra cả. Cho tới thời điểm mình bị bắt và phải đi 15 tháng. Lúc đó mọi người trong nhà mới biết.
Sau khi về, mình nhận ra sự thay đổi của mọi người xung quanh. Bà con làng xóm không ai dám nói chuyện với mình, thậm chí anh em họ hàng ngày xưa thân thiết. Có khoảng thời gian mình làm việc nhiều quá nên bị sụt cân, họ nói này nói kia “Ừ, nó chơi lại rồi”. Mình giải thích nhưng họ không tin. Nhiều khi chán chường muốn bỏ mặc tất cả mọi thứ, nhưng lại nghĩ về gia đình của mình.
Sau khi về, mình nhận ra sự thay đổi của mọi người xung quanh. Bà con làng xóm không ai dám nói chuyện với mình, thậm chí anh em họ hàng ngày xưa thân thiết. Có khoảng thời gian mình làm việc nhiều quá nên bị sụt cân, họ nói này nói kia “Ừ, nó chơi lại rồi”. Mình giải thích nhưng họ không tin. Nhiều khi chán chường muốn bỏ mặc tất cả mọi thứ, nhưng lại nghĩ về gia đình của mình.
Mắc kẹt
Mình lao ra đời từ năm 14 tuổi, để lo cho bản thân, lo cho cả gia đình nữa. Từ bé tới lớn, mình khó gần gũi với gia đình lắm. Mình cảm giác trước giờ ba mẹ chỉ sống với mình vì tiền mà mình kiếm ra. Có tiền thì sống được, không thì hắt hủi, lạnh nhạt. Mình không được dành tình thương giống như mấy đứa em. Nhiều khi cũng có suy nghĩ mình không phải con của ba mẹ hay sao, mà lúc nào họ cũng chỉ tiền, tiền, tiền.
Lần đầu mình sử dụng đá là vào năm 15 tuổi. Ở ngoài xã hội mình gặp đủ loại áp lực, buồn chuyện gia đình và cũng còn nhỏ, còn dại dột nên bị kéo vào sử dụng mấy chất đó. Hồi đầu dùng cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, cảm giác lúc dùng quên đi được mọi thứ. Thế rồi mình lao vào tìm kiếm sự phê pha tạm thời đó từ lúc nào không hay. Cùng lúc ấy mình đã dọn ra ngoài ở cùng với bạn trai. Chúng mình ở trong một căn trọ nhỏ thó và xập xệ, nhưng điều đó tốt hơn rất nhiều khi ở cùng với ba mẹ. Cảm giác mình có gia đình của riêng mình. Rồi đến ngày mình có thai. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Lần đầu mình sử dụng đá là vào năm 15 tuổi. Ở ngoài xã hội mình gặp đủ loại áp lực, buồn chuyện gia đình và cũng còn nhỏ, còn dại dột nên bị kéo vào sử dụng mấy chất đó. Hồi đầu dùng cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, cảm giác lúc dùng quên đi được mọi thứ. Thế rồi mình lao vào tìm kiếm sự phê pha tạm thời đó từ lúc nào không hay. Cùng lúc ấy mình đã dọn ra ngoài ở cùng với bạn trai. Chúng mình ở trong một căn trọ nhỏ thó và xập xệ, nhưng điều đó tốt hơn rất nhiều khi ở cùng với ba mẹ. Cảm giác mình có gia đình của riêng mình. Rồi đến ngày mình có thai. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu và sức khỏe tâm thần có mối liên kết chặt chẽ với vấn đề sử dụng ma túy ở người trẻ tuổi
Trong quá trình triển khai, Bảo vệ Tương lai nhận thấy trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu một trong những là yếu tố sâu xa dẫn đến việc sử dụng ma túy trong nhóm thanh thiếu niên. Với những bạn mà có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, khả năng sử dụng ma túy khi trưởng thành lớn hơn so với những bạn không có. Ma túy đôi khi là cách duy nhất và thuận tiện mà họ biết để được đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội, cũng như để làm tê liệt những đau đớn trong nội tâm của mình. Việc sử dụng ma túy hay là sử dụng chất gây nghiện đôi khi là một cách để an ủi, lảng tránh và thậm chí nó là một sự nỗ lực cố gắng trong việc kết nối với chính mình.
Đặc điểm tâm lý thường thấy của thanh thiếu niên sử dụng ma túy là có nhiều hành vi nguy cơ có hại đến bản thân do đã từng chịu một hay nhiều chấn thương tâm lý và cảm giác cô đơn, khó giao tiếp với gia đình cũng như xã hội.
Theo nghiên cứu trên gần 600 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16 - 24 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM do dự án Bảo vệ Tương lai thực hiện, đến 43% người tham gia khảo sát cho biết có những dấu hiệu trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.
Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (là nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (là hệ quả) việc sử dụng - lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Việc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị nghiện là không giống nhau bởi đây là hai phạm trù bệnh khác biệt, nhưng nếu chỉ điều trị một trong hai, kết quả hồi phục sẽ thấp hơn so với việc điều trị cả hai cùng một lúc.
Trong độ tuổi thanh thiếu niên, não bộ vẫn tiếp tục phát triển, đến 24-25 tuổi mới hoàn thiện. Nếu trong quá trình đó, thanh thiếu niên sử dụng các chất kích thích gây tác động lên thần kinh trung ương như ma tuý, rượu... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh về sức khoẻ tâm thần nhiều hơn, nguy cơ nghiện cao hơn.
Theo chia sẻ ThS. BS. Nguyễn Song Chí Trung – giảng viên bộ môn tâm thần, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên tại Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV, phối hợp với dự án Bảo vệ Tương lai trong tầm soát và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho các bạn trẻ sử dụng chất “Với các bạn trẻ tôi có dịp tiếp xúc trong dự án, tôi thấy các bạn có điểm chung là gặp những vấn đề khá phức tạp, về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống hoặc tính chất công việc khiến vấn đề sử dụng chất bị tác động không chỉ bởi một mà rất nhiều yếu tố."
Đặc điểm tâm lý thường thấy của thanh thiếu niên sử dụng ma túy là có nhiều hành vi nguy cơ có hại đến bản thân do đã từng chịu một hay nhiều chấn thương tâm lý và cảm giác cô đơn, khó giao tiếp với gia đình cũng như xã hội.
Theo nghiên cứu trên gần 600 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16 - 24 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM do dự án Bảo vệ Tương lai thực hiện, đến 43% người tham gia khảo sát cho biết có những dấu hiệu trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.
Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (là nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (là hệ quả) việc sử dụng - lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Việc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị nghiện là không giống nhau bởi đây là hai phạm trù bệnh khác biệt, nhưng nếu chỉ điều trị một trong hai, kết quả hồi phục sẽ thấp hơn so với việc điều trị cả hai cùng một lúc.
Trong độ tuổi thanh thiếu niên, não bộ vẫn tiếp tục phát triển, đến 24-25 tuổi mới hoàn thiện. Nếu trong quá trình đó, thanh thiếu niên sử dụng các chất kích thích gây tác động lên thần kinh trung ương như ma tuý, rượu... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh về sức khoẻ tâm thần nhiều hơn, nguy cơ nghiện cao hơn.
Theo chia sẻ ThS. BS. Nguyễn Song Chí Trung – giảng viên bộ môn tâm thần, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên tại Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV, phối hợp với dự án Bảo vệ Tương lai trong tầm soát và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho các bạn trẻ sử dụng chất “Với các bạn trẻ tôi có dịp tiếp xúc trong dự án, tôi thấy các bạn có điểm chung là gặp những vấn đề khá phức tạp, về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống hoặc tính chất công việc khiến vấn đề sử dụng chất bị tác động không chỉ bởi một mà rất nhiều yếu tố."
Ths. BS. Nguyễn Song Chí Trung "Bên cạnh việc điều trị HIV/nghiện chất hoặc hỗ trợ về mặt kinh tế-xã hội, quan tâm đến sức khỏe tâm thần cũng là một phần rất quan trọng giúp giảm bớt vấn đề về sử dụng chất, tuân thủ điều trị tốt hơn"
“Đối với trải nghiệm cá nhân, mình gặp không ít các bạn gặp phải những vấn đề về tâm thần liên quan đến sử dụng chất. Những điều tiếng, kỳ thị trong xã hội đối với các bạn ấy nặng nề hơn. Ngoài sự nỗ lực để thay đổi từ chính bản thân các bạn, cộng đồng chung cũng nên có sự thấu hiểu và tạo điều kiện. Nếu chúng ta thật sự mở lòng và lắng nghe, sẽ thấy có những bạn thực sự muốn phấn đấu để vươn lên chứ không phải muốn buông xuôi. Bản thân tôi mỗi lần khám, mỗi một câu chuyện tôi lại học được điều gì đó từ các bạn."
Tôi rất mong muốn cộng đồng có cái nhìn thiện cảm và rộng mở hơn, để các bạn trẻ sử dụng chất đó có thể đóng góp gì đó giúp cho cuộc đời này thêm tốt đẹp
Những nỗi buồn thơ ấu được vỗ về
Dựa vào mối quan hệ và sự tác động đa chiều giữa các yếu tố tâm lý và hành vi nguy cơ, Bảo vệ Tương lai xây dựng nền tảng cho những can thiệp toàn diện: không chỉ giải quyết các yếu tố trực tiếp trong hiện tại, mà còn đánh giá và can thiệp những rủi ro tiềm ẩn là vấn đề sức khỏe tâm thần và trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu của khách hàng.
Về sức khỏe tâm thần, dự án triển khai can thiệp theo hai cấp độ: Ở mức độ cộng đồng, dự án thực hiện hướng dẫn và chuyển giao các kiến thức nhận diện vấn đề và can thiệp sơ cấp cho tiếp cận viên; sau đó, các tiếp cận viên sẽ chuyển gửi khám/điều trị khách hàng đến các cơ sở y tế có sự theo dõi và hỗ trợ của bác sĩ tâm thần.
Các tiếp cận viên dự án là điểm kết nối ban đầu để tư vấn, sàng lọc và chuyển gửi khách hàng tới khám/điều trị tại cơ sở y tế có sự theo dõi và hỗ trợ của bác sĩ tâm thần.
Về việc giảm thiểu tác động có hại của trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, dự án Bảo vệ tương lai triển khai hoạt động Trị liệu trò chơi và nghệ thuật và hoạt động Chánh niệm Vòng tròn chữa lành.
Ưu điểm nổi trội của hình thức trị liệu là khả năng tiếp cận nội tâm sâu kín của người trẻ một cách gián tiếp qua những hành động vui tươi và nhẹ nhàng của chơi đùa hay thực hành nghệ thuật, từ đó giúp họ giảm tác hại của việc sử dụng ma túy, cải thiện thói quen sinh hoạt và bảo vệ tương lai của bản thân.
Ưu điểm nổi trội của hình thức trị liệu là khả năng tiếp cận nội tâm sâu kín của người trẻ một cách gián tiếp qua những hành động vui tươi và nhẹ nhàng của chơi đùa hay thực hành nghệ thuật, từ đó giúp họ giảm tác hại của việc sử dụng ma túy, cải thiện thói quen sinh hoạt và bảo vệ tương lai của bản thân.
Trị liệu nghệ thuật và trị liệu trò chơi là giúp cho chúng ta tiếp cận với thế giới nội tâm của khách hàng ít nhất là trong thời gian đầu tiên. Cũng có những khách hàng có trải nghiệm rất là khó khăn.
Hoạt động Vòng tròn chữa lành xây dựng cho khách hàng một không gian gắn kết và an toàn để chia sẻ những câu chuyện cá nhân, được lắng nghe và thể hiện cảm xúc, thấu hiểu câu chuyện của người khác và cùng nhau chia sẻ phương pháp ứng phó các trải nghiệm tiêu cực trong đời sống.
Các can thiệp đều tập trung vào khả năng tự phục hồi, giảm lo âu, thay đổi cách nhìn nhận sự việc của các bạn trẻ, áp dụng những kỹ năng học được vào giao tiếp và kết nối với những người xung quanh, nhất là mối quan hệ với gia đình, bạn bè.
Hành trình không còn lẻ loi
“Với sự đồng hành của các anh chị trong dự án, tôi đã dần dần bỏ được việc sử dụng chất, sức khỏe cải thiện hơn. Tôi cũng vay mượn để mở một quán nước mưu sinh. Thu nhập không dư dả gì, cuộc sống vẫn khó khăn và phải chạy ăn từng bữa. Nhưng dù khó nhọc đến đâu, tôi gắng gồng gánh để con được đi học, để con nhận được những điều tốt nhất và có một tương lai tươi sáng hơn.
Tôi đưa con về nhà bà ngoại. Để lại phía sau những câu chuyện quá khứ, tôi mong con được kết nối và yêu thương. Sau tất cả, lòng khoan dung và sự chấp nhận là cách để chúng ta trân trọng nhau hơn.”
Tôi đưa con về nhà bà ngoại. Để lại phía sau những câu chuyện quá khứ, tôi mong con được kết nối và yêu thương. Sau tất cả, lòng khoan dung và sự chấp nhận là cách để chúng ta trân trọng nhau hơn.”
“Mình hiện tại là mình cũng có ước mơ trong tương lai là mình sẽ mở một tủ vé số cho gia đình mình tại vì ba mẹ mình lớn tuổi rồi, làm sao cho ba mẹ mình bớt khổ đi”
“Đi được đến đây, mình đã hiểu được việc dùng ma túy có hại như thế nào. Khi gặp những người giống mình ngày trước, mình sẽ khuyên nhủ họ. Mình sẽ kể cuộc đời của mình cho họ nghe, tác hại và ảnh hưởng đến tinh thần như thế nào, mình sẽ áp dụng kiến thức theo cái cách mà dự án đã chia sẻ với mình, nhẹ nhàng, kiên nhẫn và thấu hiểu.”
“Mình ấn tượng mãi lúc sắp sinh, mình không có một nghìn nào trong người. Mình điện cho nhóm, các anh đưa mình ra viện để sinh. Các anh hỗ trợ kinh phí hết, xin nhà để mình ở. Ngày ấy mình nhớ hoài, không bao giờ quên ơn”
“Đi được đến đây, mình đã hiểu được việc dùng ma túy có hại như thế nào. Khi gặp những người giống mình ngày trước, mình sẽ khuyên nhủ họ. Mình sẽ kể cuộc đời của mình cho họ nghe, tác hại và ảnh hưởng đến tinh thần như thế nào, mình sẽ áp dụng kiến thức theo cái cách mà dự án đã chia sẻ với mình, nhẹ nhàng, kiên nhẫn và thấu hiểu.”
“Mình ấn tượng mãi lúc sắp sinh, mình không có một nghìn nào trong người. Mình điện cho nhóm, các anh đưa mình ra viện để sinh. Các anh hỗ trợ kinh phí hết, xin nhà để mình ở. Ngày ấy mình nhớ hoài, không bao giờ quên ơn”
Không chỉ tần suất sử dụng ít đi mà mình đã có thêm kiến thức để bảo vệ mình. Mình đang cố gắng để có thể hoàn toàn từ bỏ sử dụng chất. Và mình cũng chắc chắn về điều đấy lắm vì giờ có mọi người trong dự án hỗ trợ.
“Nhờ những kiến thức mấy anh mang lại cho mình mình chơi vô được phòng ngừa. Thậm chí mình chơi vô mình cũng thấy không có mệt, cũng đỡ sâu răng hay là sức khỏe, giấc ngủ của mình cũng được thanh thản hơn”
“Giờ mình cũng chẳng giận ba mẹ nữa. Mình mạnh mẽ sống vì con. Mình không ở gần ba mẹ nhưng mình cầu chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh. Bây giờ động lực của mình là vì con mình thôi, vì con mình càng ngày ngày lớn, nếu như mình làm những chuyện xấu hoài thì người ta sẽ nhìn vô, người ta sẽ nói con mình. Mình mong con sẽ không giống mình ngày trước. Mình cố gắng lên, mình sẽ làm những điều gì đó để con mình có tương lai sáng hơn”
“Giờ mình cũng chẳng giận ba mẹ nữa. Mình mạnh mẽ sống vì con. Mình không ở gần ba mẹ nhưng mình cầu chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh. Bây giờ động lực của mình là vì con mình thôi, vì con mình càng ngày ngày lớn, nếu như mình làm những chuyện xấu hoài thì người ta sẽ nhìn vô, người ta sẽ nói con mình. Mình mong con sẽ không giống mình ngày trước. Mình cố gắng lên, mình sẽ làm những điều gì đó để con mình có tương lai sáng hơn”
Hành trình tự thương là không hề dễ dàng, đặc biệt là những bạn trẻ đã trải qua nỗi đau trong quá khứ. Nhưng với sự dang tay chào đón, hỗ trợ và cảm thông từ cộng đồng, họ cho mình cơ hội kết nối, yêu thương bản thân, và những nỗi đau sẽ không còn tiếp diễn.
*Bài viết chia sẻ những câu chuyện có thật của khách hàng thuộc dự án Bảo vệ Tương lai - dự án Tăng cường các can thiệp mới dựa vào cộng đồng nhằm kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng ma túy tại Việt Nam.
*Bài viết chia sẻ những câu chuyện có thật của khách hàng thuộc dự án Bảo vệ Tương lai - dự án Tăng cường các can thiệp mới dựa vào cộng đồng nhằm kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng ma túy tại Việt Nam.