Mẹ là mẹ thôi
Xin được dành tặng câu chuyện này đến những ba, những mẹ có con là người đồng tính, song tính, chuyển giới, vô tính,… và các nhóm tính dục thiểu số khác. Xin cảm ơn các ba, các mẹ đã luôn thấu hiểu, yêu thương vô điều kiện và luôn mạnh mẽ, vì cần thật nhiều can đảm để chấp nhận và ủng hộ những đứa con được sống hạnh phúc, sống là mình...
Trời ơi, tôi sợ nó bê đê quá
Sinh ra trong những năm 70, “cậu bé” Nhất Linh ngay từ khi biết đi, biết nói đã là nỗi lo lắng của ba mẹ. Sự nữ tính trong cử chỉ hàng ngày đã dấy lên sự băn khoăn không chỉ trong lòng ba mẹ, mà còn từ những người xung quanh.
“Hồi cô mới sinh nó còn nhỏ nhỏ, nó biết đi biết nói cô nó nói “Trời ơi, tôi sợ nó bê đê quá!”, cái ổng (ba chị Linh) chửi “Con cháu mình mà cô trù nó chi vậy?” nhưng rồi cái nó như vậy luôn”
“Hồi cô mới sinh nó còn nhỏ nhỏ, nó biết đi biết nói cô nó nói “Trời ơi, tôi sợ nó bê đê quá!”, cái ổng (ba chị Linh) chửi “Con cháu mình mà cô trù nó chi vậy?” nhưng rồi cái nó như vậy luôn”
Bà Lý cười tủm tỉm với những nếp nhăn của thời gian. Chậm rãi nhớ về ký ức của một thời điểm cách đây đã hơn 40 năm, con gái bà lớn lên cùng những trận đòn roi, những lần ba đưa đi chữa cho hết “bệnh bê đê”. Suy nghĩ của người mẹ lúc ấy là con mình có tật, là tật nhẹ thôi, là có phước lắm nên cái tật nó mới nhẹ như vậy.
“Nó mặc đồ con gái đẹp lắm. Cho nó mặc đồ con gái thì nó thích. Cho nó mặc đồ con trai thì nó nói “cái đồ này kì lắm”. Rồi gia đình cũng đánh cũng cấm không cho nhưng khi lớn lên có tiền thì cũng tự mua đồ mặc đó.”
“Nó mặc đồ con gái đẹp lắm. Cho nó mặc đồ con gái thì nó thích. Cho nó mặc đồ con trai thì nó nói “cái đồ này kì lắm”. Rồi gia đình cũng đánh cũng cấm không cho nhưng khi lớn lên có tiền thì cũng tự mua đồ mặc đó.”
Mẹ chẳng bao giờ nói ra những suy nghĩ của mình, chỉ muốn giấu đi những cảm xúc hỗn độn nhất để con mình được vui sống.
Bà kể lần đó đi nhà thờ, nhìn thấy đứa con gái sau lưng mà nghĩ “Cái đứa con gái này sao nó đẹp lạ lùng quá”, bước lên nhìn mới nhận ra là con mình. Những điều như vậy càng làm cho tấm lòng của một người mẹ tin rằng đứa con của mình không hề khác với bao người, cũng như câu nói đùa của bà “Mặc đồ con gái đẹp nên mới cho mặc đó…”
Mẹ chẳng bao giờ nói ra những suy nghĩ của mình, chỉ muốn giấu đi những cảm xúc hỗn độn nhất để con mình được vui sống; nhưng có người mẹ nào không đau lòng khi con mình chẳng giống với những người ngoài kia, nếu một phần là tự ti, ngại ngùng thì nỗi lo con mình bị người đời khinh khi, coi thường có lẽ gấp trăm, gấp ngàn lần. Trong nụ cười nhân hậu của người mẹ già chứa đựng nhiều điều mà bà không nói ra, là những điều làm bà tự hào về đứa con bé bỏng của mình còn hơn tất cả những tủi nhục và cay đắng của nhiều năm trước đây.
Mẹ chẳng bao giờ nói ra những suy nghĩ của mình, chỉ muốn giấu đi những cảm xúc hỗn độn nhất để con mình được vui sống; nhưng có người mẹ nào không đau lòng khi con mình chẳng giống với những người ngoài kia, nếu một phần là tự ti, ngại ngùng thì nỗi lo con mình bị người đời khinh khi, coi thường có lẽ gấp trăm, gấp ngàn lần. Trong nụ cười nhân hậu của người mẹ già chứa đựng nhiều điều mà bà không nói ra, là những điều làm bà tự hào về đứa con bé bỏng của mình còn hơn tất cả những tủi nhục và cay đắng của nhiều năm trước đây.
Con đường hiểu mình
Tui con gái tui không có đi cắt tóc,
một cọng trên đầu tôi nó quý
một cọng trên đầu tôi nó quý
Qua mấy con hẻm ngoằn ngoèo, dưới cái nắng Sài Gòn những ngày tháng tư rẽ lá xiên qua thật gay gắt, căn nhà của mẹ con chị Linh nói không sai chỉ là một mảnh vỉa hè nhỏ xíu, quây quanh bằng nào những xe hàng tạp hoá, xe bán mì rong, thùng xốp, cái mái che nghiêng tưởng như sắp sụp bằng bìa cũ và mấy tấm bạt càng làm cái nóng thêm ngột ngạt.
“Cưng ra kia ngồi đi, chị làm một xíu là xong ngay” – vẻ ngoài của người phụ nữ đã qua 40 của chị không giấu nổi những khó nhọc của cuộc sống, nhưng trên môi vẫn là nụ cười thật dịu dàng. Chị đang làm mì trộn...
Vài ba năm về trước, khi ba đổ bệnh, chị quyết tâm bỏ việc ca hát, diễn gánh lô tô vốn đang là nguồn kiếm sống cho cả gia đình để về bên chăm sóc ba mẹ. Ba mất, cũng là lúc mẹ chị phát hiện mang trong mình căn bệnh ung thư. Chẳng còn tiền thuê nhà, ba mẹ con chị sống dựa vào sự đùm bọc của những người hàng xóm. Họ để mẹ con chị dùng mảnh vỉa hè ngay trước nhà làm chỗ ở chẳng một lời kêu ca, vậy mà cũng đã gần chục năm, cứ sáu tháng nắng, rồi lại sáu tháng mưa.
“Cưng ra kia ngồi đi, chị làm một xíu là xong ngay” – vẻ ngoài của người phụ nữ đã qua 40 của chị không giấu nổi những khó nhọc của cuộc sống, nhưng trên môi vẫn là nụ cười thật dịu dàng. Chị đang làm mì trộn...
Vài ba năm về trước, khi ba đổ bệnh, chị quyết tâm bỏ việc ca hát, diễn gánh lô tô vốn đang là nguồn kiếm sống cho cả gia đình để về bên chăm sóc ba mẹ. Ba mất, cũng là lúc mẹ chị phát hiện mang trong mình căn bệnh ung thư. Chẳng còn tiền thuê nhà, ba mẹ con chị sống dựa vào sự đùm bọc của những người hàng xóm. Họ để mẹ con chị dùng mảnh vỉa hè ngay trước nhà làm chỗ ở chẳng một lời kêu ca, vậy mà cũng đã gần chục năm, cứ sáu tháng nắng, rồi lại sáu tháng mưa.
Những người chuyển giới như chị hiếm khi có được một công việc chính thức, họ hay theo một gánh lô tô, đi khắp các tỉnh miền Nam, miền Tây.
“Hát hò, múa lửa, nhai gỗ,… dữ lắm cưng ơi!”
Những gánh lô tô ấy từng là một bến đỗ bình yên cho những người như chị, nơi có bạn bè, có những người chung cảnh ngộ, nơi chị được sống là chính mình.
“Cưng ra ngồi đi cho mát, chị làm chút xong liền…” Chị Linh giục lần thứ hai khi tôi đang len chân qua những đồ đạc ngổn ngang để xem chị làm mì. Xe mì trộn này đã là cứu cánh của chị trong những ngày bỏ nghiệp lô tô để ở bên cha mẹ. Trước phải đẩy xe đi vòng vòng, giờ người ta đến tận nơi mua vì rẻ, vì ngon, vì cái tâm của chị đặt vào món ăn bình dị ấy, người một hộp, người hai hộp, cũng đủ để mẹ con chị sống đủ ăn.
Trán mướt mồ hôi, chị kể chúng tôi nghe về những ngày còn nhỏ.
Những gánh lô tô ấy từng là một bến đỗ bình yên cho những người như chị, nơi có bạn bè, có những người chung cảnh ngộ, nơi chị được sống là chính mình.
“Cưng ra ngồi đi cho mát, chị làm chút xong liền…” Chị Linh giục lần thứ hai khi tôi đang len chân qua những đồ đạc ngổn ngang để xem chị làm mì. Xe mì trộn này đã là cứu cánh của chị trong những ngày bỏ nghiệp lô tô để ở bên cha mẹ. Trước phải đẩy xe đi vòng vòng, giờ người ta đến tận nơi mua vì rẻ, vì ngon, vì cái tâm của chị đặt vào món ăn bình dị ấy, người một hộp, người hai hộp, cũng đủ để mẹ con chị sống đủ ăn.
Trán mướt mồ hôi, chị kể chúng tôi nghe về những ngày còn nhỏ.
Tôi ngạc nhiên trước câu trả lời như một lẽ đương nhiên từ chị. Ngay từ cái tuổi chỉ biết ăn biết chơi, chị đã thấy khó chịu vô cùng khi mẹ và cô giáo bắt cắt tóc cua làm con trai. Chị quý mái tóc dài biết bao nhiêu. Hơi nhíu mày, chị nhớ lại lần mẹ đưa đi cắt tóc lúc còn nhỏ, chị quậy, chị chửi luôn chú thợ cạo. Tất nhiên, chẳng ai muốn cắt tóc cho chị nữa. Để móng tay dài, chị luôn tự tin đứng vào hàng cùng những bạn nữ khác khi ở trường, thầy cô cũng chịu thua, chỉ biết kêu chị trốn vào nhà vệ sinh mỗi khi có kiểm tra đột xuất. Chị kiêu hãnh lắm, khi kể về thời con gái của mình.
Chợt chị nhắc đến những người bạn đang bước vào tuổi trung niên, những cô gái đã vượt lên định kiến xã hội để sống với giới tính của mình nay lại cắt tóc để “làm đàn ông”. Chị bảo xã hội còn kì thị lắm, lúc mình còn trẻ, còn đẹp thì không sao, mình làm con gái nhìn đẹp nhưng già đi, người ta soi mói, người ta nói bóng vừa già vừa xấu, mình tủi thân…
Chợt chị nhắc đến những người bạn đang bước vào tuổi trung niên, những cô gái đã vượt lên định kiến xã hội để sống với giới tính của mình nay lại cắt tóc để “làm đàn ông”. Chị bảo xã hội còn kì thị lắm, lúc mình còn trẻ, còn đẹp thì không sao, mình làm con gái nhìn đẹp nhưng già đi, người ta soi mói, người ta nói bóng vừa già vừa xấu, mình tủi thân…
Lúc mình còn trẻ, còn đẹp thì không sao, mình làm con gái nhìn đẹp nhưng già đi, người ta soi mói, người ta nói bóng vừa già vừa xấu, mình tủi thân…
Còn chị thì không, mái tóc như linh hồn của người con gái, gương mặt chị bừng lên đầy quả quyết: “Cuộn lên có nhúm, dẫu có chín, mười cọng thôi nhưng mà cũng thích cuốn cuộn lên. Tui con gái tui không có đi cắt tóc, một cọng trên đầu tôi nó quý.”
Mẹ là mẹ thôi
Mình sinh nó ra mình chấp nhận hết.
Khi được hỏi về tương lai, mẹ chị Linh chợt nhíu mày, có lẽ bà đang nghĩ về những ngày ngay trước mắt, cũng có thể là những ngày rất xa. Bà từ tốn: “Cũng cần tương lai lắm mà tương lai không xong thì cũng phải chịu thôi. Con mình mạnh khoẻ trước tiên, tương lai ra sao thì tính sau đi. Nó không hư là một này, không khinh người là hai này, rất là chấp nhận, sống đạo đức.”.
Vừa trả lời, bà hướng đôi mắt nhìn con gái mình đang bán hàng rồi mỉm cười. Có lẽ điều an ủi nhất dành cho tất cả bà mẹ là hạnh phúc của con cái, dù điều đó phải đánh đổi bằng rất nhiều nước mắt, bằng sự dũng cảm vượt lên tất cả những định kiến của xã hội.
Vừa trả lời, bà hướng đôi mắt nhìn con gái mình đang bán hàng rồi mỉm cười. Có lẽ điều an ủi nhất dành cho tất cả bà mẹ là hạnh phúc của con cái, dù điều đó phải đánh đổi bằng rất nhiều nước mắt, bằng sự dũng cảm vượt lên tất cả những định kiến của xã hội.
“Không có ai chấp nhận hết trơn, nó khó khăn lắm. Bây giờ nghề nghiệp không có, cái gì cũng không, chỉ biết có đạo đức, có lương tâm thôi.”
Lời kể của người mẹ không giấu nổi sự lo âu, nhưng lại chan chứa niềm hạnh phúc, tự hỏi rằng, liệu có phải người mẹ mang nặng đẻ đau một đứa con chẳng có đâu mong chờ xa xôi, chẳng đặt những gánh nặng hi vọng, vì mẹ là mẹ thôi…
Khi câu chuyện công nhận người chuyển giới tại Việt Nam còn dang dở
Bây giờ có già có chết thì người ta cũng phải làm
cái giấy con gái.
cái giấy con gái.
Năm 2015, cộng đồng người chuyển giới Việt Nam như vỡ oà khi bộ luật Dân sự thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Thế nhưng đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có một bộ luật đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của người chuyển giới.
Chị Linh hào hứng nói về viễn cảnh một ngày khi luật chuyển đổi giới tính được thông qua, chị và những người bạn mừng rỡ thế nào khi được khi làm lại giấy tờ, được cầm tờ giấy ghi mình là con gái.
Chị bỗng thở dài. Những người chuyển giới đã có tuổi, nỗi lo thường trực của họ có lẽ không còn là được tiêm hormones hay phẫu thuật nữa. Họ nghĩ nhiều, và chuẩn bị cho thời khắc mình không còn ai bên cạnh, về danh xưng khi rời bỏ cuộc đời.
Chị Linh hào hứng nói về viễn cảnh một ngày khi luật chuyển đổi giới tính được thông qua, chị và những người bạn mừng rỡ thế nào khi được khi làm lại giấy tờ, được cầm tờ giấy ghi mình là con gái.
Chị bỗng thở dài. Những người chuyển giới đã có tuổi, nỗi lo thường trực của họ có lẽ không còn là được tiêm hormones hay phẫu thuật nữa. Họ nghĩ nhiều, và chuẩn bị cho thời khắc mình không còn ai bên cạnh, về danh xưng khi rời bỏ cuộc đời.
Chị ngại ngùng đưa tay sang mẹ khi tôi hỏi xin tấm ảnh của hai mẹ con, bà thì chẳng ngại ngần đặt tay lên tay chị, xoa xoa bàn tay của con, khoảnh khắc ấy chẳng nên lời, nhưng lại hơn tất cả những ngôn từ có thể nói ra.
Được sống đúng với giới tính, với bản thân luôn là khát khao của mỗi người; nhưng điều đó vẫn là một cản trở rất lớn của người chuyển giới khi họ vẫn phải đứng giữa lằn ranh của sự đánh đổi; điều này tạo ra nhiều hệ luỵ khi mỗi ngày, rất nhiều người chuyển giới đang đặt cược mạng sống cho từng liều hormones trôi nổi, đau đớn vì những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại những cơ sở không đủ điều kiện, hay đơn giản hơn, là những ánh nhìn soi mói, là những lần không thể thực hiện những thủ tục đơn giản nhất như rút tiền, chỉ vì ngoại hình không giống trên giấy tờ tuỳ thân.
Ngày 17 tháng 5 năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO - chính thức loại "đồng tính luyến ái" ra khỏi danh sách các căn bệnh. Nhân sự kiện đó, cộng đồng LGBT thế giới đã chọn ngày 17/5 là Ngày Quốc tế chống kì thị đồng tính và chuyển giới - IDAHOT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Intersex-phobia & Transphobia). Chủ đề ngày IDAHOT năm nay là "Cùng nhau: ứng phó, hỗ trợ và chữa lành!". Chủ đề này được đưa ra do những thách thức về những tác động của đại dịch Covid-19 với cộng đồng. Tại Việt Nam, Cộng đồng LGBTIQ nói chung ngoài các tác động chung như những công dân khác, họ đã và đang phải chịu những tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống. Với chủ đề của ngày IDAHOT năm nay, cộng đồng LGBTIQ tại Việt Nam sẽ có các hoạt động thiết thực vừa tham gia vào việc phòng chống Covid-19, vừa thúc đẩy cho việc chống lại kì thị đối với cộng đồng LGBTIQ.
Ngày 17 tháng 5 năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO - chính thức loại "đồng tính luyến ái" ra khỏi danh sách các căn bệnh. Nhân sự kiện đó, cộng đồng LGBT thế giới đã chọn ngày 17/5 là Ngày Quốc tế chống kì thị đồng tính và chuyển giới - IDAHOT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Intersex-phobia & Transphobia). Chủ đề ngày IDAHOT năm nay là "Cùng nhau: ứng phó, hỗ trợ và chữa lành!". Chủ đề này được đưa ra do những thách thức về những tác động của đại dịch Covid-19 với cộng đồng. Tại Việt Nam, Cộng đồng LGBTIQ nói chung ngoài các tác động chung như những công dân khác, họ đã và đang phải chịu những tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống. Với chủ đề của ngày IDAHOT năm nay, cộng đồng LGBTIQ tại Việt Nam sẽ có các hoạt động thiết thực vừa tham gia vào việc phòng chống Covid-19, vừa thúc đẩy cho việc chống lại kì thị đối với cộng đồng LGBTIQ.