Cục Phòng, chống Tệ nạn Xã hội (Cục PCTNXH) và Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng nghiện và xây dựng chương trình can thiệp dự phòng nghiện ma tuý trong thời gian tới.
Tham Hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Thuý - Ủy viên thường trực Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội; Ông Đoàn Hữu Bảy – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã Văn phòng Chính phủ; Đại diện lãnh đạo Cục PCTNXH, các phòng ban liên quan của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tham dự còn có nhiều đại diện của các cơ quan báo chí trung ương.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Văn Khánh – Phó Cục trưởng Cục PCNTXH cho rằng để đạt mục tiêu của chính phủ là giảm 5% số người nghiện mỗi năm nhiều biện pháp truyền thông, xử phạt và tổ chức cai nghiện đã được triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, kết quả không đem lại như mong muốn, số lượng người nghiện liên tục gia tăng, theo ước đoán hàng năm nước ta có khoảng gần 20.000 người nghiện mới. Chính vì vậy nên cần có một chương trình dự phòng nghiện cần phải tiến hành song song và có sự quan thích đáng so với chương trình điều trị.
Tiến sĩ John Hamilton – Giám đốc Mạng lưới các Chương trình hồi phục Hoa Kỳ đã trình bày về kinh nghiệm can thiệp dự phòng nghiện hiệu quả. Dựa vào các bằng chứng khoa học và các nghiên cứu về chi phí, nước mỹ đã chuyển từ chiến lượcđe dọa, giáo dục và thông tin sang các tiếp cận mới dựa vào bằng chứng khoa học bao gồm: giáo dục xúc cảm, hợp tác, nhân rộng các mô hình và tiếp cận dựa vào nghiên cứu. Theo ông Hamilton, tại Mỹ hiện chi phí cho chương trình dự phòng và điều trị có tỷ lệ khoảng 5%/95% là vẫn thấp. Tuy vậy chi phí cho dự phòng giảm được từ 2 đến 20 lần chi phí cho phúc lợi xã hội. Trong bài trình bày ông John Hamilton chia sẻ nhiều bài học sai lầm trong giáo dục dự phòng nghiện trong thời gian qua tại Mỹ.
Bài giới thiệu của ông John Hamilton đề cao mối liên kết bền vững và hòa hợp văn hoá và phân tích sâu về quy trình bao gồm khảo sát, huy động năng lực và nguồn lực, lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá. Theo đó can thiệp dự phòng được phân chia thành 03 cấp độ gồm: 1. Dự phòng chổ cập: Cách tiếp cận rộng, hướng tới “công chúng nói chung hoặc một nhóm dân số chưa được xác định trên cơ sở mức độ nguy cơ cá nhân”; 2. Dự phòng chọn lọc: hướng tới “các cá nhân hoặc một nhóm tiểu dân cư có nguy cơ phát sinh các rối loạn thần kinh [hay các rối loạn lạm dụng chất] cao hơn nhiều so với trung bình”, trước khi chẩn đoán rối loạn; 3. Dự phòng chỉ định: Hướng tới “các cá nhân có nguy cơ cao được xác định là có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tối thiểu nhưng có thể nhận thấy báo hiệu rối loạn thần kinh, cảm xúc, hoặc hành vi” trước khi chẩn đoán rối loạn. (Xem bài trình bày của ông John Hamilton tại đây)
Cuối bài trình bày ông John đã đề cập đến các yếu tố cơ bản cho chương trình can thiệp dự phòng tập trung vào: quan hệ gia đình, các biện pháp bảo vệ để hạn chế các nguy cơ về cá nhân, gia đình, trường học và phát huy các yếu tố tích cực.
Hội thảo đã đặt tạo sự quan tâm hướng tới một chương trình can thiệp dự phòng nghiện ma tuý theo hướng phù hợp với các nghiên cứu khoa học phối hợp, bổ sung cho Đề án đổi mới công tác cai nghiện.
“Cần có một chương trình dự phòng nghiện cần phải tiến hành song song và có sự quan thích đáng so với chương trình điều trị” - Ông Lê Văn Khánh – Cục phó Cục Phòng, chống Tệ nạn Xã hội (Ảnh trái)
“Nước Mỹ chúng tôi trước kia cũng tin rằng chiến lược đe dọa là có hiệu quả” – Tiến sĩ John Hamilton (Ảnh phải)
25/09/2018
Giảm hại và Điều trị Nghiện
Chia sẻ về dự phòng nghiện ma tuý hiệu quả

Bài viết liên quan