Bản tin Môi trường cập nhật những tin tức về môi trường và các giải pháp bảo vệ Trái Đất. Cùng chung tay hành động vì một môi trường xanh - sạch - đẹp!
Thực hiện bởi đội ngũ Môi trường SCDI
Năm 2023, Việt Nam ghi nhận khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt thải ra môi trường. Một con số đáng báo động cho thấy áp lực ngày càng gia tăng lên môi trường và hệ sinh thái. Trong đó, nhiều loại rác thải
có thể tái chế lại bị vứt chung với rác thải không thể tái chế, dẫn đến lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Phân loại rác thải là giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này. Đây là quy trình chia rác thành các nhóm khác nhau dựa trên đặc điểm, tính chất và khả năng tái chế hoặc xử lý. Việc phân loại rác sẽ giúp chúng ta lọc được những gì có thể tái chế, qua đó tiết kiệm tài nguyên, góp phần giảm tổng lượng rác thải ra môi trường và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Rác thải được chia làm ba loại gồm rác tái chế, rác hữu cơ và rác vô vơ.
Rác tái chế
Đây là các loại rác vô cơ có thể tái sử dụng, tái chế hoặc bán phế liệu như chai lọ nhựa, thủy tinh, vỏ các hộp đã làm sạch, các loại giấy báo, sắt thép phế liệu,, quần áo cũ và sản phẩm từ vải sợi,..
Ảnh: Một số loại rác tái chế
Lưu ý: Rác thải là bìa carton thì cần gỡ hết băng dính rồi gấp gọn.
Rác vô cơ
Đây là tên gọi chung của những loại rác không thể phân hủy mà cũng không thể tái chế để sử dụng. Rác vô cơ sau khi được thu gom thì sẽ được chuyển đến khu xử lý chôn lấp rác thải.
Các loại rác vô cơ phổ biến từ sinh hoạt hàng ngày như xương động vật, bã thuốc lá, cành cây, giấy ăn đã qua sử dụng, nilon, sành sứ đã vỡ, gạch, xỉ than, cao su, nhựa,...
Ảnh: Một số loại rác vô cơ
Lưu ý: Nếu rác thải là sứ/sành/thủy tinh vỡ, cần bọc các mảnh cẩn thận trong giấy báo và ghi chú bên ngoài để tránh gây nguy hiểm cho người khác.
Một số rác thải khác như pin đã qua sử dụng thì thu gom riêng và đưa đến các điểm tập kết để xử lý.
Rác hữu cơ
Đây là các loại rác dễ phân hủy, những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. Có rất nhiều rác thải hữu cơ như:
- Phế thải nông nghiệp như rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị;
- Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc;
- Phế thải từ những hoạt động chế biến tinh bột;
- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa như rau củ quả, trứng, thịt, các;
- Xác các loại động vật.
Ảnh: Một số loại rác hữu cơ
Hiện nay, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được triển khai thí điểm tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cùng chung tay phân loại rác để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.