15/08/2019
Chính sách
Hiểu về trợ giúp xã hội (phần 4): Người khuyết tật và phân loại các dạng, mức độ khuyết tật
Hiểu về trợ giúp xã hội (phần 4): Người khuyết tật và phân loại các dạng, mức độ khuyết tật

Người khuyết tật là người khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo đó, người khuyết tật phải có khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng, khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới các dạng tật, lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Theo Luật khuyết tật thì có 6 dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần;  khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

Có 3 mức độ khuyết tật được quy định như sau: 

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;

  • Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc;

  • Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên.

Thực hiện bởi: Chương trình Sức khoẻ - Trung tâm SCDI
Tổng hợp thông tin: Phạm Ngọc Mai
Biên tập: Vũ Ngọc Hoa
Thiết kế: Vũ Phương Trà
Tham khảo đầy đủ tại: Sách đào tạo Chính sách nghiệp vụ Trợ giúp xã hội – NXB Bộ Lao động, Thương Binh – Xã hội

do SCDI phối hợp cùng Cục Bảo trợ Xã hội biên soạn (2019)